Lỗi òa ga ở ô tô xảy ra có rất nhiều nguyên nhân nhưng dù là do yếu tố nào thì khi xảy ra hiện tượng òa ga ở ô tô cũng rất nguy hiểm bởi nó có thể khiến cho người lái mất kiểm soát nên dễ xảy ra va chạm, tai nạn rất nguy hiểm cho người lái cũng như những người tham gia giao thông khác. Vì vậy việc xác định rõ nguyên nhân gây ra òa ga ở ô tô sẽ có thể giúp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả hơn.
Ô tô bị òa ga có thể là do van không tải
Ở trạng thái bình thường, van không tải sẽ có chức năng giúp điều chỉnh tiết diện lưu thông ở đường gió phụ một cách tự động theo chế độ động cơ. Tuy nhiên, nếu như van không tải gặp vấn đề như bẩn, bị chết hoặc kẹt,… thì lúc này chế độ không tải của động cơ không đảm bảo dẫn tới tình trạng òa ga hoặc chết máy.
Ô tô bị òa ga có thể là do bướm ga
Bướm ga với chức năng hòa trộn và điều khiển nhiên liệu sao cho phù hợp với thông số của nhà sản xuất đề ra trước khi nhiên liệu được chảy vào động cơ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do thời gian lâu nên có thể khiến bướm ga bị mòn tạo ra khe hở khi bướm ga đã đóng hoàn toàn.
Ngoài ra, òa ga ở ô tô cũng có thể xảy ra do bướm ga bị bẩn, dây ga bị kẹt, lò xo hồi vị ở bàn đạp chân ga bị yếu khiến bướm ga không đóng kín được.
Ô tô bị òa ga có thể là do cảm biến vị trí bướm ga
Cảm biến vị trí bướm ga được đặt ở vị trí trên cổ họng gió của ô tô. Bộ phận này có chức năng giúp góc mở bướm ga biến đổi thành điện áp để truyền tới ECU tạo ra tín hiệu giúp mở bướm ga. Vì vậy, nếu cảm biến vị trí bướm gặp vấn đề như chết hoặc lỗi hoạt động sai lệch khiến cho ECU nhận biết chế độ không tải không chính xác cũng có thể xảy ra òa ga.
Ô tô bị òa ga có thể là do quá cũ và sử dụng lâu
Đối với những xe ô tô cũ còn sử dụng chế hòa khí òa ga thường là do trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng người thợ tiến hành lắp sai các đường ống phụ.
Nguyên nhân tiếp theo là do thời gian sử dụng lâu, bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn. Khi đó, không khí đồng thời đi qua đường gió phụ và đường gió chính dẫn tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy. Cũng có trường hợp bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu.
Ở những dòng xe phun xăng điện tử không còn các đường ống khí phụ phức tạp như dòng xe sử dụng chế độ hòa khí nhưng vẫn có nhiều nguy cơ xảy ra hiện tượng òa ga. Bởi theo từng chế độ động cơ, việc cung cấp nhiên liệu được ECU tính toán thông qua những tín hiệu cảm biến. Vì vậy nếu van không tải, cảm biến vị trí bướm ga,… có vấn đề thì sẽ rất dễ xảy ra òa ga.
Do đó, tùy vào nguyên nhân dẫn tới hiện tượng òa ga sẽ có cách khắc phục riêng. Nếu chủ xe không xác định chính xác nguyên nhân thì tốt nhất hãy đem chiếc xe của mình tới trung tâm bảo dưỡng gần nhất để được thợ có chuyên môn kiểm tra và sửa chữa

Òa ga ô tô là hiện tượng vòng tua máy cao bất thường ở chế độ chạy không tải. Tốc độ vòng tua máy ở chế độ này phụ thuộc vào từng loại động cơ, từng dòng xe và phụ tải (có bật điều hòa hay không) nhưng thông thường nằm trong dải từ 800 - 1.000 vòng/phút. Bản chất của hiện tượng òa ga là do sự bổ sung cả về lượng gió và nhiên liệu cung cấp cho động cơ ở chế độ không tải nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát của người lái.
Òa ga và bù ga có giống nhau?
Hiện tại, trên những mẫu xe ô tô hiện đại sở hữu hình thức bù ga. Điều này có nghĩa là nhà chế tạo đã lập trình với chủ đích từ trước đó nhằm hạn chế thời gian sấy nóng động cơ của mỗi chiếc ô tô, giảm độ rung ở chế độ chạy không tỉa song song hỗ trợ cho quá trình khởi hành. Lúc ở chế độ bù ga thì xe vẫn chay nhưng chân ga nhả hoàn toàn song tốc độ sẽ chậm rãi hơn. Khi xe có hiện tượng bù ga thì hoàn toàn không gây nguy hiểm cho những người ngồi trong xe.
Trong khi đó, lúc xe có hiện tượng òa ga khiến cho ô tô tiêu hao nhiều nhiên liệu, làm người điều khiển phương tiện có cảm giác khó chịu mỗi lúc lái xe trên đường đông người, thường xuyên phải rà phanh để kiểm soát vận tốc. Khi hiện tượng òa ga xuất hiện, vòng tua máy lên quá cao rất dễ khiến cho lái xe mất kiểm soát và gây ra các nguy hiểm đến tính mạng con người.