Những quy định và ý nghĩa của các hiệu lệnh giao thông, tài xế nhất định phải nắm rõ

08/01/2020 13:51

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như thế nào? Mỗi hiệu lệnh sẽ có ý nghĩa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của quý bạn đọc xoay quanh chủ đề hiệu lệnh điều khiển giao thông.

Trong một số trường hợp, những hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ có hiệu lực cao hơn cả đèn giao thông, biển báo, và vạch kẻ đường. Chính vì vậy việc hiểu rõ ý nghĩa hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là vô cùng quan trọng với tài xế. 

Những quy định và ý nghĩa của các hiệu lệnh giao thông, tài xế nhất định phải nắm rõ Những quy định và ý nghĩa của các hiệu lệnh giao thông trong Luật giao thông đường bộ

Quy định và ý nghĩa hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông sẽ sử dụng các phương pháp bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng hay còi thổi. 

Tại điều 7 (Luật GTĐB) quy định rõ về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau: 

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; 
  • Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn
  • Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; 
  • Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại
  • Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi
  • Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
Những quy định và ý nghĩa của các hiệu lệnh giao thông, tài xế nhất định phải nắm rõ

Tại điều 7 (Luật GTĐB) cũng quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

  • Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
  • Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
  • Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
  • Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
  • Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
  • Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phƣơng tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

  • Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn tại “Vạch dừng xe” tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch sơn phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
  • Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Hiệu lực của người điều khiển giao thông

Tại Điều 8 (Luật GTĐB) quy định: Tất cả các lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Những quy định và ý nghĩa của các hiệu lệnh giao thông, tài xế nhất định phải nắm rõ

Ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu trong giao thông: 

Đèn tín hiệu điều khiển giao thông ngoài ba dạng đèn chính là đèn xanh (cho phép đi), đèn vàng (báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ) và đèn đỏ (báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe) thì còn được bổ sung một số đèn phụ tuỳ thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông. 

  • Tín hiệu vàng nhấp nháy: báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
  • Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.
  • Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.
  • Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
  • Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hƣớng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ phải bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.
  • Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì phải bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

Lưu ý: Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển giao thông theo từng làn đường riêng thì tín hiệu đèn có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông phạt bao nhiêu?

Mức phạt theo quy định trong Nghị định 171 về việc xử phạt các lỗi vi phạm hiệu lệnh điều khiển giao thông như sau:

Với ô tô: phạt 800.000 - 1.200.000 đồng và giữ Giấy phép lái xe trong một tháng – Theo điều 5.4e  và 5.11b

Với xe máy: phạt 200.000 - 400.000 đồng giữ Giấy phép lái xe trong một tháng – Theo điều 6.4m  và 6.10b

Nguồn: Tổng hợp.


Hậu Hà